Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi sao cho hiệu quả nhất

Viêm phụ khoa từ lâu đã là nỗi ám ảnh của mọi chị em phụ nữ. Họ luôn rủ tai nhau các cách chữa viêm phụ khoa tại nhà bằng các nguyên liệu dễ kiếm tìm. Tất nhiên là không thể thiếu tỏi trong danh sách nguyên liệu dễ kiếm đó rồi.

Chữa viêm phụ khoa từ tỏi


Theo một số nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa nhiều acillin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, dân gian thường truyền tai nhau tỏi có rất nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có những bệnh phụ nữ khó nói.

Ăn tỏi giúp tăng khả năng kháng viêm, phòng ngừa bệnh phụ khoa ở chị em, tỏi đặc biệt hiệu quả trị các triệu chứng như ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu… và thường dùng nhất để chữa bệnh viêm âm đạo.

Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi thế nào?

- Lấy củ tỏi giã nhỏ pha với nước để rửa âm đạo có thể sát trùng rất tốt
- Một số chị em cứ mỗi chu kỳ kinh nguyệt trước và sau 4 ngày đều áp dụng phương pháp ăn tỏi tươi phòng viêm nhiễm. Thực tế, nhiều người cũng không bị viêm âm đạo ghé thăm nữa nhờ phương pháp này.
- Tỏi ngâm giấm ăn hàng ngày, bổ sung vào khẩu phần ăn giúp kháng viêm
- Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi và sữa chua: Chị em cần lấy 2-3 tép tỏi tươi. Sau đó đem bóc vỏ tỏi, cắt thành từng miếng nhỏ rồi để ngoài không khí từ 10-15 phút để chất allciin trong tỏi chuyển hóa thành acillin. Tiếp đó, chị em dùng nước uống hết số tỏi đó sau khi ăn cơm xong. Sau đó ăn thêm một hũ sữa chua không đường sau khi đã uống hết tỏi.

- Ngoài ra, chị em phụ nữ nên kết hợp bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày để mang lại hiệu quả nhanh hơn, cũng như phòng bệnh các viêm nhiễm vùng kín hiệu quả. Ăn khoảng 3 – 4 tép tỏi tươi hàng ngày hoặc xào nấu cùng các món ăn… để ngăn ngừa viêm phụ khoa.


Lưu ý khi chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

Có rất nhiều chị em không biết tham khảo được ở đâu mà sử dụng tỏi đặt vào âm đạo để chữa viêm phụ khoa. Cụ thể là dùng kim xuyên 1 sợi chỉ y tế đã vô trùng qua 1 tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi. Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi vào âm đạo, để qua đêm (chừng 8 tiếng) vào sáng hôm sau thì kéo tép tỏi ra ngoài. Lặp lại cách làm trên trong vài ngày.

Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh cách làm này có tác dụng chữa viêm phụ khoa. Bởi nếu làm vậy sẽ làm âm đạo bị nóng rát, phồng rộp nguy cơ cao bị bỏng niêm mạc.

Đồng thời, tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mau lành chứ không có tác dụng chữa bệnh triệt để, do đó khi thấy những dấu hiệu bất thường cần tới các phòng khám phụ khoa uy tín để được kê đơn thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để bệnh khỏi và tránh tái phát.

Trên đây là những thông tin về chữa viêm phụ khoa bằng tỏi hữu ích cho chị em. Chị em cần sàng lọc, tỉnh táo nhận biết đâu là cách có thể áp dụng và không nên áp dụng sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

6 dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chị em cần chú ý

Viêm phụ khoa là bệnh thường gặp cũng là nỗi ám ảnh ở chị em phụ nữ với những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết. Viem phu khoa khiến chị em cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vùng kín và ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. Trường hợp xấu còn khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn. Do vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp việc điều trị hiệu quá, tránh sảy ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 6 dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa.


Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chị em cần chú ý


1. Khí hư ra nhiều có mùi hôi

Thông thường dịch tiết âm đạo có mùi trắng trong, không có mùi, có tác dụng giữ ẩm và bôi trơn cho âm đạo. Ngoài ra, khí hư tiết nhiều hơn vào giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.
Tùy vào từng bệnh phụ khoa mà chị em sẽ thấy khí hư xuất hiện với những dấu hiệu bất thường như:

  • Khí hư ra nhiều, có màu xanh hoặc khí hư màu vàng đặc như mủ. Điều này báo hiệu chị em đang mắc viêm phần phụ hoặc viêm âm đạo do nấm.
  • Khí hư loãng như nước, ra nhiều là dấu hiệu của bệnh viêm tử cung
  • Viêm cổ tử cung thì khí hư có màu trắng đục, dính
  • Khí hư có màu trắng, dính, nhầy không có mủ và loãng là dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Tuy nhiên, muốn biết thực tế bệnh thì không nên tự đoán rồi mua thuốc về chữa bệnh phụ khoa mà cần tới cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám mới biết được chính xác bệnh.

2. Vùng kín bị sưng đỏ

Nếu phát hiện vùng kín bị sưng đỏ, niêm mạc da bị tấy đỏ, mọc mụn vùng kín có thể bạn đã bị viêm phụ khoa ở mức độ nhẹ trong giai đoạn đầu. Đây là thời gian điều trị lý tưởng nhất vì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

3. Ngứa ngày vùng kín
Ngứa ngáy vùng kín có thể do nấm Candida, viêm âm đạo do trùng roi… đây là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở đầu giai đoạn bệnh. Chị em có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, nếu có điều kiện bạn nên đến phòng khám phụ khoa uy tín để kiểm tra.

4. Đau rát khi quan hệ tình dục
Hiện tượng này có thể là do âm đạo bị khô, rát do chị em đang mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.... gây ra.

5. Chảy máu âm đạo
Không phải trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng chị em lại bị ra máu âm đạo bất thường cũng cần phải lưu ý. Chảy máu âm đạo bất thường cảnh báo một số bệnh nguy hiểm: ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng của mãn kinh hay sử dụng thuốc phá thai không đúng cách…

6. Rối loạn kinh nguyệt
Viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, quá trình rụng trứng và sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung. Từ đó, gây rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều, đau bụng kinh…

Trên đây là 6 dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nếu thấy mình đang có những triệu chứng kể trên, bạn cần nhờ tới sự tư vấn và thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác bệnh, có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Khám phụ khoa là khám những gì?

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết đối với mọi chị em phụ nữ. Vậy khám phụ khoa mang lại những lợi ích gì? khám phụ khoa là khám những gì? Khi nào nên đi khám phụ khoa? Chúng ta cùng giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này nhé.

Chắc hẳn nữ giới nào cũng biết vùng kín là nơi nhạy cảm và rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt là những chị em đã trải qua quan hệ tình dục.

Những lợi ích mà khám phụ khoa mang lại


- Kịp thời phát hiện các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải

- Kịp thời phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục

- Sớm phát hiện u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung

- Ngoài ra, khám phụ khoa còn giúp bác sĩ phát hiện các dị dạng đường sinh dục ảnh hưởng đến khả năng có thai của phụ nữ.

Các chuyên gia cũng cho biết, các bệnh về vùng kín có thể bắt gặp ở bất kì ai, kể cả những người có chồng hay vấn cong độc thân, những người đã có quan hệ hay chưa quan hệ đều có nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đôi khi những dấu hiệu bệnh rất nhẹ hoặc không có biểu hiện nhưng bệnh đã âm thầm phát triển trong cơ thể. Vì vậy, khám phụ khoa là cách tốt nhất để chị em sớm phát hiện bệnh lý phụ khoa cũng như đề phòng bệnh.

Khám phụ khoa là khám những gì? 


Khám phụ khoa là việc khám bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản của phụ nữ nhằm phát hiện ra những vấn đề bất thường mà chị em có nguy cơ mắc phải. Sau khi khám, bác sĩ sẽ kết luận và đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp dành cho bạn.

Cơ quan sinh dục của phụ nữ bao gồm cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử  cung). Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục của nữ giới, đồng thời chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,...

Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ một số bệnh như: ung thử cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo sẽ chỉ định họ làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết như sinh thiết cổ tử cung,...

Xem thêm: 


Khi nào phụ nữ cần đi khám phụ khoa?


- Đã có quan hệ tình dục: Phụ nữ khi đã có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa cao hơn hẳn so với những người chưa có quan hệ tình dục. Chính vì thế, kể từ khi có quan hệ tình dục với bạn tình, việc đầu tiên chị em phụ nữ cần làm là khám phụ khoa định kỳ.

- Trước khi lập gia đình: Thăm khám phụ khoa để chắc chắn rằng bộ phận sinh dục của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, giúp bạn yên tâm hơn khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh cho bạn.

- Trước khi có kế hoạch mang thai: Để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho cả thai phụ và thai nhi, việc đi khám và tầm soát sức khỏe tổng quát trước khi mang thai vô cùng quan trọng.

- Xuất hiện những triệu chứng bất thường: Khi thấy bộ phận sinh dục xuất hiện những triệu chứng bất thường, như: Ngứa ngáy âm đạo, khí hư bất thường, kinh nguyệt bất thường, ...chị em phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám.

Khám phụ khoa là điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe sinh sản của mỗi chị em. Tuy nhiên, chị em cũng nên tìm cho mình 1 địa chỉ khám phụ khoa ở đâu tốt trước khi đi thăm khám nhé.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Chữa bệnh phụ khoa bằng sữa chua siêu đơn giản

Theo các nghiên cứu cho thấy việc dùng một số nguyên liệu gần gũi như sữa chua có thễ hỗ trợ chữa các bệnh phụ khoa một cách hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn nữ cách chữa bệnh phụ khoa bằng sữa chua hiệu quả nhất. 

Benh phu khoa ở nữ giới là bệnh rất phổ biến hiện nay và gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh phụ khoa là tập hợp các bệnh lý tại cơ quan sinh dục của phụ nữ. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín có sạch sẽ hay không ảnh hưởng rất lớn sức khỏe phụ khoa.
Một trong triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp đầu tiên là tình trạng: ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, màu sắc lạ, âm đạo nóng rát,.. Đây là dấu hiệu của những viêm nhiễm phụ khoa thông thường và bạn hoàn toàn có thể dùng cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng trà xanh, lá lốt hoặc một nguyên liệu vừa tốt cho sức khỏe lại hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, đó là sữa chua.


Chữa bệnh phụ khoa siêu đơn giản bằng sữa chua



Sữa chua được biết đến như là một loại thực phẩm tốt cho đường ruột, chứa hàm lượng lớn men vi sinh probiotics, cùng axit lactic bảo vệ đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì dùng sữa chua hàng ngày còn giúp đẹp da và hỗ trợ phòng tránh các bệnh phụ khoa.
Sữa chua giúp vùng kín được kiểm soát cân bằng, kiềm chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có hại tấn công. Sử dụng sữa chua rất đơn giản, bạn có thể bôi sữa chua trực tiếp lên âm đạo hoặc bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày để triệt tiêu các triệu chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm.


Chữa bệnh phụ khoa bằng sữa chua và dấm táo

Dấm táo chứa một lượng axit nhẹ, vừa đủ để cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo và loại bỏ nấm, vi khuẩn gây hại một cách hữu hiệu nhất. Kết hợp giữa giấm táo và sữa chua bạn có thể loại bỏ ngay tình trạng ngứa âm đạo và bảo vệ vùng kín tối đa.
Nguyên liệu: 1/2 hộp sữa chua không đường, 1-2 thìa dấm táo.

– Trộn lượng sữa chua cùng dấm táo, cho thêm một ít nước sạch.

– Rửa vùng kín bằng dung dịch này, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

Lưu ý khi sử dụng sữa chua chữa bệnh phụ khoa

- Sữa chua chỉ có thể được sử dụng để chữa bệnh phụ khoa dạng nhẹ, hỗ trợ giúp âm đạo được cân bằng vi khuẩn và ngừa các viêm nhiễm phụ khoa.
– Trong thời gian điều trị, cần kiêng quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.

– Dùng đúng liều và thực hiện theo đúng hướng dẫn để mang lại hiệu quả cao nhất.

– Đối với các bệnh phụ khoa nặng hơn, bạn cần đến ngay các cơ sở khám bệnh phụ khoa uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách chữa trị phù hợp nhất.
– Khi dùng sữa chua bôi trực tiếp lên âm đạo chỉ được bôi bên ngoài, tuyệt đối không được bôi sâu vào bên trong. Bởi điều này khiến vi khuẩn có điều kiện đi sâu vào bên trong, âm đạo bị tổn thương và bệnh lâu khỏi hơn.

Ngoài ra, chị em nên kết hợp với việc ăn sữa chua không đường để hỗ trợ điều trị bệnh, mang lại hiệu quả cao nhất.

Chúc chị em phụ nữ luôn khỏe!


Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa bệnh phụ khoa

Hiện nay số lượng người mắc các bệnh phụ khoa đang không ngừng tăng lên bởi điều kiện môi trường làm việc và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Các bệnh phu khoa phổ biến có thể kể đến như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,...Nguyên nhân chủ yếu là do chị em không vệ sinh vùng kín đúng cách. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số bí kíp giúp bạn vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa bệnh phụ khoa hiệu quả.

Những thói quen nào được coi là vệ sinh không đúng cách




Dùng sữa tắm để vệ sinh vùng kín và dùng vòi sen thụt rửa sâu bên trong âm đạo là 2 cách mà chị em hay dùng nhát. Nhưng nếu biết được tác hại của việc làm này chắc chị em sẽ bỏ ngay thói quen này.

Dùng vòi hoa sen để thụt rửa âm đạo

Thực tế, bên trong vùng kín không chỉ có những vi khuẩn có hại mà còn có hệ thống các lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH và ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào âm đạo. Thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và cả lợi khuẩn, làm mất môi trường pH cân bằng bên trong. Ngoài ra, nếu mất các lợi khuẩn, vi khuẩn xấu có nhiều cơ hội để vượt qua âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm men và các vấn đề nhiễm khuẩn âm đạo khác.

Dùng sữa tăm để vệ sinh vùng kín

Thông thường, môi trường bên trong âm đạo có độ pH khoảng 3,8 đến 4,5 độ (trên thang điểm từ 0 đến 14). Trong khi đó, các sản phẩm sữa tắm thường có độ pH trong khoảng 8 độ. Vì vậy, sử dụng sữa tắm để rửa âm đạo có thể gây mất cân bằng lợi khuẩn và độ pH ở vùng kín, dẫn đến ngứa, kích ứng và gây mùi hôi.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng xà phòng không mùi thơm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho vùng kín vì những sản phẩm này thường không có nồng độ pH cao hoặc mùi hương gây kích ứng.

Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu ngứa hoặc kích ứng nào, bạn cần phải thay đổi dung dịch vệ sinh phù hợp hơn với mình.

Vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng tránh bệnh phụ khoa




Vệ sinh vùng kín là việc làm hàng ngày mà chị em phải làm tuy nhiên vệ sinh vùng kín thế nào mới được coi là đúng cách.

- Vệ sinh nhẹ nhàng từ bên ngoài với nước sạch ít nhất 2 lần một ngày và sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng khăn khô lau từ trước ra sau.
- Thay quần lót hàng ngày, sử dụng quần làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, phù hợp với kích cỡ, không mặc quần lót vẫn còn ẩm ướt.
-  Không sử dụng các loại chất tẩy rủa có độ pH không phù hợp để thụt rửa vào bên trong âm đạo gây viêm nhiễm và tổn thương vùng kín.
- Trong thời kì kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh mỗi 4 – 6 tiếng/lần, vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi thay băng, lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo chất lượng.
- Phụ nữ trong thời gian mang thai có những thay đổi về nội tiết tố nên dễ bị viêm nhiễm nên cần chú ý chăm sóc vùng kín trong giai đoạn này.
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín trước vào sau khi quan hệ, tránh các hành vi quan hệ thô bạo.

Trên đây là tuyệt chiêu vệ sinh vung kín đúng cách để chị em phòng tránh các bệnh phụ khoa phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu chị em nhận thấy những dấu hiệu trên cơ thể, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà phải tới ngay phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám và phát hiện sớm bệnh.


Các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để chăm sóc sức khỏe phụ khoa cũng như sớm phát hiện ra các bệnh lý mà chị em khó nhận biết.



Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

5 thời điểm chị em cần đi khám phụ khoa

Khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện các loại bệnh cũng như viêm nhiễm ở giai đoạn đầu, giúp điều trị tốt hơn. Vậy thời điểm nào chị em nên đi khám phụ khoa?

Khám phụ khoa là việc làm định kỳ (6 tháng - 1 năm). Tuy nhiên, dù có xuất hiện các triệu chứng bất thường hay không thì vì nhiều lý do như tâm lý e ngại khi thăm khám tại vùng nhạy cảm khiến chị em sao nhãng việc đi khám phụ khoa.



Tuy nhiên, ở một số thời điểm nhất định, dù có bận rộn hay e ngại đến đâu, chị em vẫn cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám phụ khoa. Hãy nghĩ rằng, khám phụ khoa chính là bạn đang tự bảo vệ sức khỏe, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Rất nhiều người đã phải hối hận vì không hiểu tầm quan trọng của việc khám phụ khoa định kỳ cho đến khi gặp phải tình trạng vô sinh hiếm muộn do các bệnh phụ khoa gây ra. Dưới đây là 5 thời điểm chị em nên đi thăm khám phụ khoa.

1. Trước khi lập gia đình

Ở thời điểm này, việc khám phụ khoa sẽ giúp chị em biết được cơ quan sinh sản của mình vấn đề gì không. Những bộ phận sinh sản nằm sâu bên trong như tử cung, buồng trứng, nếu viêm nhiễm, chỉ bác sĩ phụ khoa mới có thể phát hiện được.

2. Trước khi mang thai

Khám phụ khoa trước khi có ý định mang thai không những giúp chị em bảo vệ sức khỏe, mà còn để đảm bảo con yêu của bạn ra đời được khỏe mạnh. Nếu bạn đang mắc các bệnh phụ khoa, bệnh tình dục như: bệnh lậu, sùi mào gà,... thì nguy cơ lây sang con bạn là rất cao, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.

3. Khi lần quan hệ tình dục đầu tiên trục trặc

Nếu ngay lần quan hệ đâu tiên, chị em có cảm giác đau đớn, chảy máu thì có thể là màng trinh bị rách. Nếu cơn đau này dữ dội, kéo dài đến vài ngày khiến chị em sợ "yêu" hoặc chảy máu nhiều bất thường và kéo dài thì bạn cần đến gặp các bác sĩ phụ khoa để tìm ra nguyên do.

4. Khi vùng kín xuất hiện những triệu chứng bất thường

Khi thấy bộ phận sinh dục có những triệu chứng bất thường như: ngứa âm đạo, khí hư bất thường, kinh nguyệt bất thường... thì chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khá. Các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm nào đó, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng có thể gây vô sinh hiếm muộn.

5. Đau trong chu kỳ kinh nguyệt

Đau bụng kinh khi đến ngày nguyệt san là điều bình thường nhưng nếu cơn đau này dữ dội và kéo dài thì lúc này chị em cần phải đi khám phụ khoa ngay. Các chuyên gia phòng khám phụ khoa cho hay, lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân khiến chị em cảm thấy đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Trước khi đi khám phụ khoa cần chuẩn bị những gì?


  • Không đi khám phụ khoa khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt: Thời kì kinh nguyệt, chị em tuyệt đối không nên khám phụ khoa vì vừa mất vệ sinh vừa không mang lại kết quả chính xác, khó kiểm tra, xét nghiệm. Tốt nhất bạn nên đợi đến 3 ngày sau khi sạch kinh, và nên đi vào buổi sáng.
  • Không khám phụ khoa khi vừa mới quan hệ tình dục: Khi mới có quan hệ tình dục hoặc có sự thâm nhập vào âm đạo (chẳng hạn như dùng thuốc đặt) trong vòng 1-2 ngày thì không nên đi khám phụ khoa. Lúc này, mọi kết quả đều không chính xác.
  • Không thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh trước khi đi khám: Trước khi khám phụ khoa 3 ngày, không nên dùng các dung dịch sát khuẩn hay bất cứ loại dung dịch gì để thụt rửa âm đạo vì nếu các vi khuẩn bên trong âm đạo tạm thời bị diệt sạch sẽ ảnh hưởng đến kết quả độ chính xác của xét nghiệm. 
  • Chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý: Trước khi đi khám phụ khoa, bạn hãy giữ cho mình tâm lý sẵn sàng. Nhiều chị em còn ngại hoặc rất sợ phải làm việc này. Thực tế, bạn phải biết mình có dấu hiệu gì, chuẩn bị các câu hỏi định hỏi bác sĩ để biết chính xác tình trạng bệnh. Và quan trọng hơn là phải tìm hiểu một phòng khám chuyên môn, tin cậy.
Với những gì mà chúng tôi chia sẻ về 5 thời điểm chị em cần đi khám phụ khoa trên đây, chị em sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc đi khám phụ khoa. Các chuyên gia khuyến cáo, dù chị em có hay không có những triệu chứng bất thường liên quan đến bộ phận sinh dục thì vẫn nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khoẻ cũng như hạnh phúc gia đình bạn.

Xem thêm: 
Chi phí khám phụ khoa bao nhiêu tiền 2018
Các bệnh phụ khoa nữ thường gặp

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Chữa bệnh phụ khoa siêu đơn giản tại nhà

Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày và cả thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Cần phát hiện sớm và áp dụng cách chữa bệnh phụ khoa triệt để, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Việc tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh phụ khoa tự nhiên luôn được chị em truyền tai nhau bởi mức độ ảnh hưởng rất lớn của bệnh.
Khi mắc các bệnh phụ khoa, phần lớn chị em khá dè dặn trong việc đi khám phụ khoa do tâm lý tự ti, mặc cảm. Điều này thực sự là không hề tốt một chút nào bởi bệnh càng để lâu càng khoa chữa. Thực tế đã có không ít trường hợp chỉ vì chủ quan, kéo dài bệnh mà dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh.
Đối với những trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ, chị em vẫn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị bằng thảo dược tự nhiên tại nhà cũng mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến, tư vấn phụ khoa của các bác sĩ chuyên khoa, tránh những biến chứng không tốt.

Cách chữa bệnh phụ khoa tại nhà

Chữa bệnh phụ khoa bằng lá chè xanh

Đây là phương pháp được rất nhiều chị em áp dụng. Với khả năng chống oxy hoa cực tốt, chè xanh còn có tác dụng kháng khuẩn và ngăn chặn nấm cadian do trong chè xanh chứa EGCG.
Việc uống nước chè xanh mỗi ngày cũng là cách phòng tránh bệnh phụ khoa rất tốt, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.



Chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng nấm giúp nhanh liền vết thương, khử mùi hôi âm đạo hiệu quả, giảm tình trạng viêm nhiễm nấm ngứa.

Để chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không hiệu quả, chị em có thể thực hiện bằng cách dung một nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát và đun sôi cùng vài hạt muối rồi dùng nước này để rửa vùng kín.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng phương pháp này vì có thể khiến môi trường pH trong âm đạo thay đổi khiến âm đạo bị khô, là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập.

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Đối với chị em bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục bên trong như: viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung... thì cần phải kết hợp thuốc điều trị mới mang lại hiệu quả tốt nhất.


Chú ý: Trước khi ngâm vùng kín bằng nước lá trầu không, chị em cần rửa sạch hậu môn để tránh viêm nhiễm nặng hơn.

Dùng lá ổi chữa bệnh phụ khoa
Theo như kinh nghiệm truyền tai nhau của các bà mẹ thì lá ổi cũng có thể dùng để chữa các bệnh phụ khoa hiệu quả. Chị em hãy lấy một nắm lá ổi tươi, ngâm rửa sạch với nước muối loãng rồi đem đun sôi với nước. Chắt lấy nước, dùng rửa bên ngoài âm đoạ mỗi tuần 2-3 lần cho tới khi khỏi bệnh.



Khi điều trị bệnh phụ khoa cần lưu ý những gì?
- Các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà khuyến cáo chị em nên kiêng quan hệ khi mắc các bệnh phụ khoa.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ ít chất tẩy rửa nhằm tránh gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Luôn giữ vùng kín trong trạng thái khô thoáng bằng cách chọn quàn lót không quá trật, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu
- Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh phụ khoa, chị em nên nhanh chóng tới các phòng khám chuyên khoa uy tín để quá trình chuẩn đoán được chính xác, sớm phát hiện ra bệnh và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết bạn nên xem:

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn các cách chữa bệnh phụ khoa đơn giản tại nhà. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hơn về bệnh phụ khoa cũng như cách chữa bệnh hiệu quả.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Những bệnh thường gặp ở cổ tử cung

Cổ tử cung là vị trí tiếp nối giữa âm đạo và tử cung của phụ nữ. Do đó nó được coi là một “cửa ngõ” trong hệ thống sinh sản của chị em. Những bệnh lý về cổ tử cung được liệt vào danh sách những bệnh phụ khoa phổ biến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những bệnh lý về cổ tử cung đó là gì trong bài viết dưới đây nhé!



Cổ tử cung có chức năng ngăn chặn các tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ âm đạo xâm nhập vào sâu bên trong. Mặt khác, cổ tử cung khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện cho tinh trùng dễ dàng di chuyển thông qua tử cung, vào vòi trứng để gặp trứng và thực hiện quá trình thụ tinh.

Nếu bộ phận này bị nhiễm bệnh lý về cổ tử cung thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, thậm chí có nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn.

Dưới đây các bệnh thường gặp ở cổ tử cung, chị em hãy tìm hiểu để chủ động phòng tránh và phát hiện các căn bệnh ở bộ phận này.

1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh không còn xa lạ hiện nay. Bệnh chỉ tình trạng các tế bào tuyến bình thường nằm ở trong ống cổ tử cung ở phía dưới phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Bản thân lộ tuyến được xếp vào nhóm bệnh lành tính, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Khi bị lộ ra ngoài các niêm mạc này sẽ dẫn dễ bị vi khuẩn, vi trùng, nấm… trong âm đạo gây viêm nhiễm.

2. Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện những u nhỏ ở mặt trong hoặc ngoài cổ tử cung với các kích thước lớn nhỏ khác nhau. Đa số polyp không có những triệu chứng rõ ràng và cụ thể, thường được phát hiện qua khám phụ khoa định kỳ.
Khi bị Polyp cổ tử cung chị em sẽ có các triệu chứng như: Đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo, tiểu buốt, táo bón, đau rát khi giao hợp, cơ thể suy nhược mệt mỏi...

3.Ung thư cổ tử cung



Đây là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh cổ tử cung. Khi mắc phải căn bệnh này, cổ tử cung sẽ xuất hiện các tế bào ung thư do tế bào niêm mạc tử cung phát triển quá nhanh, không thể kiểm soát và tạo thành một khối u lớn. Ung thư cổ tử cung có thể là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh ung thư cổ tử cung chủ yếu là do bệnh nhân bị mắc nhiễm virus HPV.

4. Nang naboth cổ tử cung
Nang naboth mọc từ lớp tế bào biểu mô lát phát triển quá mức trùm lên biểu mô tuyến ngay ở chỗ giáp ranh mối nối ở cổ tử cung. Do biểu mô tuyến là biểu mô tiết dịch nên nó tiết ra chất dịch không chảy đi đâu được nên đẩy lên, căng phình to bằng hạt gạo, hạt đỗ, thậm chí có thể to hơn.
Nang naboth nhìn chung không nguy hiểm, nó có thể tự mất đi, ít khi phát triển to lên, mà nếu có to quá thì bác sĩ sẽ chọc cho dịch thoát ra ngoài, tránh viêm nhiễm do nang tự vỡ. Nang naboth không làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Nang naboth cổ tử cung có các triệu chứng như: Khí hư ra nhiều, cảm giác đau rát khi quan hệ, căng tức vùng bụng dưới,...

Trên đây là một số thông tin tổng quan về các bệnh cổ tử cung mà chị em phụ nữ thường mắc phải. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào của các căn bệnh kể trên hay các thay đổi bất thường của cơ thể, chị em hãy tới các phòng khám chuyên khoa để khám và sớm phát hiện bệnh, tránh để bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Mời bạn tham khảo:

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Cảnh báo tác hại nguy hiểm của rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nữ giới khi đến tuổi trưởng thành. Có những người có chu kì kinh nguyệt đều đặn. Nhưng có những người lại có chu kì kinh nguyệt thất thường. Đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp. Một loạt các yếu tố như rối loạn nội tiết tố, thay đổi môi trường ở, cảm xúc không ổn định đều có thể dẫn đến việc rối loạn kinh nguyệt. Vậy rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?



1. Nguy cơ vô sinh

Theo những thống kê nghiên cứu liên quan cho thấy, rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vô sinh hiếm muộn đồng thời cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỉ lệ vô sinh ngày càng cao ở nước ta trong vài năm gần đây.

2. Gây thiếu máu

Số ngày kinh kéo dài và lượng máu kinh mất đi nhiều trong một chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt. Nó khiến chị em bị mất đi một lượng máu lớn dẫn đến hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, hạ đường huyết,…

3. Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa

Rối loạn kinh nguyệt có thể là do chị em phụ nữ đang mắc một bệnh lý phụ khoa nào đó như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, ung thư buống trứng,… Các bệnh này nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn ác tính với những biến chứng vô cùng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của người phụ nữ.

Bài viết bạn nên xem:



4. Ảnh hưởng tới sắc đẹp của chị em

Nếu không khám và điều trị sớm chứng rối loạn kinh nguyệt thì không những ảnh hưởng tới sắc đẹp mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Chị em phụ nữ rất dễ xuất hiện tàn hương, nám và mụn đầu đen.

5. Ảnh hưởng tới chuyện ấy

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể chị em mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín và có cảm giác khó chịu. Điều này cũng có thể kéo dài vài ngày sau kinh. Việc đó khiến bạn không tự tin trong “chuyện ấy” và hiệu quả không cao. Bạn sẽ không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” vì cơ thể quá mệt mỏi và suy nhược, luôn có cảm giác khó chịu và không muốn làm bất cứ việc gì.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có và nó chỉ được biết đến như một tình trạng bệnh lý về kinh nguyệt của nữ giới. Hơn thế, nó còn là dấu hiệu cảnh báo cho chị em về những nguy hại tiềm ẩn không ngờ đến.

Chị em phụ nữ hãy chăm sóc bản thân thật tốt từ bên trong để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu có biểu hiện khác thường hoặc đã thấy biểu hiện đó kéo dài lâu nay thì hãy tới các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Bài viết liên quan:
Trễ kinh 2 tuần liệu có thai không?



Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Trễ kinh 2 tuần liệu có thai không?

Chậm kinh là dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi chị em mang thai. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp chị em bị trễ kinh đều là dấu hiệu mang thai, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm chị em cần hết sức lưu ý.

Hỏi: Xin chào bác sĩ! Em đã có gia đình nhưng chưa có em bé. Thường thì chu kỳ kinh nguyệt của e rất đều nhưng tháng này e bị trễ kinh đã 2 tuần rồi. Liệu có phải e đã có thai không? Mong bác sĩ giải đáp!

Chào bạn! Chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều những câu hỏi liên quan tới vấn đề bạn thắc mắc. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, khi chị em bị trễ kinh 2 tuần thường là do đã mang thai, nhưng cũng có trường hợp là do các căn bệnh phụ khoa gây ra. Do đó để chắc chắn về kết quả này thì chị em nên tiến hành dùng que thử thai và đến các phòng khám để làm xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm. Ngoài ra, nếu chị em bị trễ kinh từ 2 tuần trở đi kèm theo tình trạng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, căng tức ngực, đi tiểu nhiều,... thì khả năng cao là chị em đã mang thai. Còn nếu không có thai thì nguyên nhân do đâu.

Nguyên nhân trễ kinh 2 tuần



1. Trễ kinh 2 tuần do tâm lý
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hormone nội tiết tố nữ giới – yếu tố quyết định hoạt động kinh nguyệt. Khi tâm trạng bạn lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ giảm hiệu suất hoạt động của vùng bụng dưới, ức chế hormone nội tiết tố nữ, dẫn đến trễ kinh.

2. Do lạm dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp nếu như bị lạm dụng thì đều có thể gây ra những ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Bởi vì thuốc tránh thai chính là lượng hormone estrogen được đưa vào cơ thể, khi lượng hormone này đưa vào cơ thể quá nhiều thì rất dễ khiến nội tiết tố mất cân bằng và gây ra hiện tượng chậm kinh.

3. Tăng giảm cân đột ngột
Do bạn bị chán ăn hoặc ăn uống vô độ khiến bạn bị giảm cân và tăng cân quá nhanh. Hiện tượng này có thể làm cho hormone trong cơ thể của bạn mất đi sự cân bằng, làm cho quá trình rụng trứng bị khó khăn và làm cho nội mạc tử cung dày lên dẫn tới việc chậm kinh, mất kinh ở chị em phụ nữ.

4. Mắc bệnh phụ khoa
Những bệnh phụ khoa có thể khiến bạn rơi vào tình trạng chậm kinh 2 tuần như là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm tắc vòi trứng, viêm âm đao… Những bệnh lý này đều rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản của bạn nếu như không được điều trị kịp thời.

Bài viết bạn quan tâm:


Lời khuyên khi bị trễ kinh 2 tuần


Nếu như chậm kinh 2 tuần không phải do có thai thì chắc chắn đây là hiện tượng không tốt, do vậy chị em nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân từ đó có hướng khắc phục hiệu quả.

Trog công tác vệ sinh hàng ngày, chị em nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, nồng độ PH không quá cao. Khi vệ sinh không được thụt rửa quá sâu vào âm đạo.

Trên đây là giải đáp thắc mắc của chúng tôi về thắc mắc của bạn gái có câu hỏi Trễ kinh 2 tuần có thai không? Hy vọng sẽ giúp bạn có hướng giải quyết nếu trễ kinh 2 tuần không phải do có thai.