Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi sao cho hiệu quả nhất

Viêm phụ khoa từ lâu đã là nỗi ám ảnh của mọi chị em phụ nữ. Họ luôn rủ tai nhau các cách chữa viêm phụ khoa tại nhà bằng các nguyên liệu dễ kiếm tìm. Tất nhiên là không thể thiếu tỏi trong danh sách nguyên liệu dễ kiếm đó rồi.

Chữa viêm phụ khoa từ tỏi


Theo một số nghiên cứu khoa học, tỏi có chứa nhiều acillin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, dân gian thường truyền tai nhau tỏi có rất nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có những bệnh phụ nữ khó nói.

Ăn tỏi giúp tăng khả năng kháng viêm, phòng ngừa bệnh phụ khoa ở chị em, tỏi đặc biệt hiệu quả trị các triệu chứng như ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu… và thường dùng nhất để chữa bệnh viêm âm đạo.

Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi thế nào?

- Lấy củ tỏi giã nhỏ pha với nước để rửa âm đạo có thể sát trùng rất tốt
- Một số chị em cứ mỗi chu kỳ kinh nguyệt trước và sau 4 ngày đều áp dụng phương pháp ăn tỏi tươi phòng viêm nhiễm. Thực tế, nhiều người cũng không bị viêm âm đạo ghé thăm nữa nhờ phương pháp này.
- Tỏi ngâm giấm ăn hàng ngày, bổ sung vào khẩu phần ăn giúp kháng viêm
- Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi và sữa chua: Chị em cần lấy 2-3 tép tỏi tươi. Sau đó đem bóc vỏ tỏi, cắt thành từng miếng nhỏ rồi để ngoài không khí từ 10-15 phút để chất allciin trong tỏi chuyển hóa thành acillin. Tiếp đó, chị em dùng nước uống hết số tỏi đó sau khi ăn cơm xong. Sau đó ăn thêm một hũ sữa chua không đường sau khi đã uống hết tỏi.

- Ngoài ra, chị em phụ nữ nên kết hợp bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày để mang lại hiệu quả nhanh hơn, cũng như phòng bệnh các viêm nhiễm vùng kín hiệu quả. Ăn khoảng 3 – 4 tép tỏi tươi hàng ngày hoặc xào nấu cùng các món ăn… để ngăn ngừa viêm phụ khoa.


Lưu ý khi chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

Có rất nhiều chị em không biết tham khảo được ở đâu mà sử dụng tỏi đặt vào âm đạo để chữa viêm phụ khoa. Cụ thể là dùng kim xuyên 1 sợi chỉ y tế đã vô trùng qua 1 tép tỏi nhằm cột chặt sợi chỉ với tép tỏi. Trước khi đi ngủ, cho tép tỏi vào âm đạo, để qua đêm (chừng 8 tiếng) vào sáng hôm sau thì kéo tép tỏi ra ngoài. Lặp lại cách làm trên trong vài ngày.

Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh cách làm này có tác dụng chữa viêm phụ khoa. Bởi nếu làm vậy sẽ làm âm đạo bị nóng rát, phồng rộp nguy cơ cao bị bỏng niêm mạc.

Đồng thời, tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mau lành chứ không có tác dụng chữa bệnh triệt để, do đó khi thấy những dấu hiệu bất thường cần tới các phòng khám phụ khoa uy tín để được kê đơn thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để bệnh khỏi và tránh tái phát.

Trên đây là những thông tin về chữa viêm phụ khoa bằng tỏi hữu ích cho chị em. Chị em cần sàng lọc, tỉnh táo nhận biết đâu là cách có thể áp dụng và không nên áp dụng sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

6 dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chị em cần chú ý

Viêm phụ khoa là bệnh thường gặp cũng là nỗi ám ảnh ở chị em phụ nữ với những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết. Viem phu khoa khiến chị em cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vùng kín và ảnh hưởng lớn tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. Trường hợp xấu còn khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn. Do vậy việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa sẽ giúp việc điều trị hiệu quá, tránh sảy ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 6 dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm phụ khoa.


Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa chị em cần chú ý


1. Khí hư ra nhiều có mùi hôi

Thông thường dịch tiết âm đạo có mùi trắng trong, không có mùi, có tác dụng giữ ẩm và bôi trơn cho âm đạo. Ngoài ra, khí hư tiết nhiều hơn vào giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục.
Tùy vào từng bệnh phụ khoa mà chị em sẽ thấy khí hư xuất hiện với những dấu hiệu bất thường như:

  • Khí hư ra nhiều, có màu xanh hoặc khí hư màu vàng đặc như mủ. Điều này báo hiệu chị em đang mắc viêm phần phụ hoặc viêm âm đạo do nấm.
  • Khí hư loãng như nước, ra nhiều là dấu hiệu của bệnh viêm tử cung
  • Viêm cổ tử cung thì khí hư có màu trắng đục, dính
  • Khí hư có màu trắng, dính, nhầy không có mủ và loãng là dấu hiệu của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Tuy nhiên, muốn biết thực tế bệnh thì không nên tự đoán rồi mua thuốc về chữa bệnh phụ khoa mà cần tới cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám mới biết được chính xác bệnh.

2. Vùng kín bị sưng đỏ

Nếu phát hiện vùng kín bị sưng đỏ, niêm mạc da bị tấy đỏ, mọc mụn vùng kín có thể bạn đã bị viêm phụ khoa ở mức độ nhẹ trong giai đoạn đầu. Đây là thời gian điều trị lý tưởng nhất vì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

3. Ngứa ngày vùng kín
Ngứa ngáy vùng kín có thể do nấm Candida, viêm âm đạo do trùng roi… đây là dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở đầu giai đoạn bệnh. Chị em có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, nếu có điều kiện bạn nên đến phòng khám phụ khoa uy tín để kiểm tra.

4. Đau rát khi quan hệ tình dục
Hiện tượng này có thể là do âm đạo bị khô, rát do chị em đang mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.... gây ra.

5. Chảy máu âm đạo
Không phải trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng chị em lại bị ra máu âm đạo bất thường cũng cần phải lưu ý. Chảy máu âm đạo bất thường cảnh báo một số bệnh nguy hiểm: ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, mất cân bằng nội tiết, ảnh hưởng của mãn kinh hay sử dụng thuốc phá thai không đúng cách…

6. Rối loạn kinh nguyệt
Viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm vùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, quá trình rụng trứng và sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung. Từ đó, gây rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra quá ít hoặc quá nhiều, đau bụng kinh…

Trên đây là 6 dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Nếu thấy mình đang có những triệu chứng kể trên, bạn cần nhờ tới sự tư vấn và thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác bệnh, có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Khám phụ khoa là khám những gì?

Khám phụ khoa là việc làm cần thiết đối với mọi chị em phụ nữ. Vậy khám phụ khoa mang lại những lợi ích gì? khám phụ khoa là khám những gì? Khi nào nên đi khám phụ khoa? Chúng ta cùng giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này nhé.

Chắc hẳn nữ giới nào cũng biết vùng kín là nơi nhạy cảm và rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt là những chị em đã trải qua quan hệ tình dục.

Những lợi ích mà khám phụ khoa mang lại


- Kịp thời phát hiện các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phụ nữ có thể mắc phải

- Kịp thời phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục

- Sớm phát hiện u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung

- Ngoài ra, khám phụ khoa còn giúp bác sĩ phát hiện các dị dạng đường sinh dục ảnh hưởng đến khả năng có thai của phụ nữ.

Các chuyên gia cũng cho biết, các bệnh về vùng kín có thể bắt gặp ở bất kì ai, kể cả những người có chồng hay vấn cong độc thân, những người đã có quan hệ hay chưa quan hệ đều có nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đôi khi những dấu hiệu bệnh rất nhẹ hoặc không có biểu hiện nhưng bệnh đã âm thầm phát triển trong cơ thể. Vì vậy, khám phụ khoa là cách tốt nhất để chị em sớm phát hiện bệnh lý phụ khoa cũng như đề phòng bệnh.

Khám phụ khoa là khám những gì? 


Khám phụ khoa là việc khám bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản của phụ nữ nhằm phát hiện ra những vấn đề bất thường mà chị em có nguy cơ mắc phải. Sau khi khám, bác sĩ sẽ kết luận và đưa ra lời khuyên cũng như phương pháp điều trị phù hợp dành cho bạn.

Cơ quan sinh dục của phụ nữ bao gồm cơ quan sinh dục trên (tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng) và cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử  cung). Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục của nữ giới, đồng thời chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,...

Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường, nghi ngờ một số bệnh như: ung thử cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo sẽ chỉ định họ làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết như sinh thiết cổ tử cung,...

Xem thêm: 


Khi nào phụ nữ cần đi khám phụ khoa?


- Đã có quan hệ tình dục: Phụ nữ khi đã có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa cao hơn hẳn so với những người chưa có quan hệ tình dục. Chính vì thế, kể từ khi có quan hệ tình dục với bạn tình, việc đầu tiên chị em phụ nữ cần làm là khám phụ khoa định kỳ.

- Trước khi lập gia đình: Thăm khám phụ khoa để chắc chắn rằng bộ phận sinh dục của bạn hoàn toàn khỏe mạnh, giúp bạn yên tâm hơn khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh cho bạn.

- Trước khi có kế hoạch mang thai: Để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho cả thai phụ và thai nhi, việc đi khám và tầm soát sức khỏe tổng quát trước khi mang thai vô cùng quan trọng.

- Xuất hiện những triệu chứng bất thường: Khi thấy bộ phận sinh dục xuất hiện những triệu chứng bất thường, như: Ngứa ngáy âm đạo, khí hư bất thường, kinh nguyệt bất thường, ...chị em phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám.

Khám phụ khoa là điều vô cùng cần thiết đối với sức khỏe sinh sản của mỗi chị em. Tuy nhiên, chị em cũng nên tìm cho mình 1 địa chỉ khám phụ khoa ở đâu tốt trước khi đi thăm khám nhé.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Chữa bệnh phụ khoa bằng sữa chua siêu đơn giản

Theo các nghiên cứu cho thấy việc dùng một số nguyên liệu gần gũi như sữa chua có thễ hỗ trợ chữa các bệnh phụ khoa một cách hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn nữ cách chữa bệnh phụ khoa bằng sữa chua hiệu quả nhất. 

Benh phu khoa ở nữ giới là bệnh rất phổ biến hiện nay và gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh phụ khoa là tập hợp các bệnh lý tại cơ quan sinh dục của phụ nữ. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín có sạch sẽ hay không ảnh hưởng rất lớn sức khỏe phụ khoa.
Một trong triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp đầu tiên là tình trạng: ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, màu sắc lạ, âm đạo nóng rát,.. Đây là dấu hiệu của những viêm nhiễm phụ khoa thông thường và bạn hoàn toàn có thể dùng cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng trà xanh, lá lốt hoặc một nguyên liệu vừa tốt cho sức khỏe lại hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, đó là sữa chua.


Chữa bệnh phụ khoa siêu đơn giản bằng sữa chua



Sữa chua được biết đến như là một loại thực phẩm tốt cho đường ruột, chứa hàm lượng lớn men vi sinh probiotics, cùng axit lactic bảo vệ đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì dùng sữa chua hàng ngày còn giúp đẹp da và hỗ trợ phòng tránh các bệnh phụ khoa.
Sữa chua giúp vùng kín được kiểm soát cân bằng, kiềm chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn có hại tấn công. Sử dụng sữa chua rất đơn giản, bạn có thể bôi sữa chua trực tiếp lên âm đạo hoặc bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày để triệt tiêu các triệu chứng bệnh phụ khoa nguy hiểm.


Chữa bệnh phụ khoa bằng sữa chua và dấm táo

Dấm táo chứa một lượng axit nhẹ, vừa đủ để cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo và loại bỏ nấm, vi khuẩn gây hại một cách hữu hiệu nhất. Kết hợp giữa giấm táo và sữa chua bạn có thể loại bỏ ngay tình trạng ngứa âm đạo và bảo vệ vùng kín tối đa.
Nguyên liệu: 1/2 hộp sữa chua không đường, 1-2 thìa dấm táo.

– Trộn lượng sữa chua cùng dấm táo, cho thêm một ít nước sạch.

– Rửa vùng kín bằng dung dịch này, sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

Lưu ý khi sử dụng sữa chua chữa bệnh phụ khoa

- Sữa chua chỉ có thể được sử dụng để chữa bệnh phụ khoa dạng nhẹ, hỗ trợ giúp âm đạo được cân bằng vi khuẩn và ngừa các viêm nhiễm phụ khoa.
– Trong thời gian điều trị, cần kiêng quan hệ tình dục và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách.

– Dùng đúng liều và thực hiện theo đúng hướng dẫn để mang lại hiệu quả cao nhất.

– Đối với các bệnh phụ khoa nặng hơn, bạn cần đến ngay các cơ sở khám bệnh phụ khoa uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách chữa trị phù hợp nhất.
– Khi dùng sữa chua bôi trực tiếp lên âm đạo chỉ được bôi bên ngoài, tuyệt đối không được bôi sâu vào bên trong. Bởi điều này khiến vi khuẩn có điều kiện đi sâu vào bên trong, âm đạo bị tổn thương và bệnh lâu khỏi hơn.

Ngoài ra, chị em nên kết hợp với việc ăn sữa chua không đường để hỗ trợ điều trị bệnh, mang lại hiệu quả cao nhất.

Chúc chị em phụ nữ luôn khỏe!


Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa bệnh phụ khoa

Hiện nay số lượng người mắc các bệnh phụ khoa đang không ngừng tăng lên bởi điều kiện môi trường làm việc và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Các bệnh phu khoa phổ biến có thể kể đến như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,...Nguyên nhân chủ yếu là do chị em không vệ sinh vùng kín đúng cách. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số bí kíp giúp bạn vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa bệnh phụ khoa hiệu quả.

Những thói quen nào được coi là vệ sinh không đúng cách




Dùng sữa tắm để vệ sinh vùng kín và dùng vòi sen thụt rửa sâu bên trong âm đạo là 2 cách mà chị em hay dùng nhát. Nhưng nếu biết được tác hại của việc làm này chắc chị em sẽ bỏ ngay thói quen này.

Dùng vòi hoa sen để thụt rửa âm đạo

Thực tế, bên trong vùng kín không chỉ có những vi khuẩn có hại mà còn có hệ thống các lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH và ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào âm đạo. Thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và cả lợi khuẩn, làm mất môi trường pH cân bằng bên trong. Ngoài ra, nếu mất các lợi khuẩn, vi khuẩn xấu có nhiều cơ hội để vượt qua âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm men và các vấn đề nhiễm khuẩn âm đạo khác.

Dùng sữa tăm để vệ sinh vùng kín

Thông thường, môi trường bên trong âm đạo có độ pH khoảng 3,8 đến 4,5 độ (trên thang điểm từ 0 đến 14). Trong khi đó, các sản phẩm sữa tắm thường có độ pH trong khoảng 8 độ. Vì vậy, sử dụng sữa tắm để rửa âm đạo có thể gây mất cân bằng lợi khuẩn và độ pH ở vùng kín, dẫn đến ngứa, kích ứng và gây mùi hôi.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng xà phòng không mùi thơm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho vùng kín vì những sản phẩm này thường không có nồng độ pH cao hoặc mùi hương gây kích ứng.

Ngoài ra, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu ngứa hoặc kích ứng nào, bạn cần phải thay đổi dung dịch vệ sinh phù hợp hơn với mình.

Vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng tránh bệnh phụ khoa




Vệ sinh vùng kín là việc làm hàng ngày mà chị em phải làm tuy nhiên vệ sinh vùng kín thế nào mới được coi là đúng cách.

- Vệ sinh nhẹ nhàng từ bên ngoài với nước sạch ít nhất 2 lần một ngày và sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng khăn khô lau từ trước ra sau.
- Thay quần lót hàng ngày, sử dụng quần làm bằng chất liệu thấm hút mồ hôi, phù hợp với kích cỡ, không mặc quần lót vẫn còn ẩm ướt.
-  Không sử dụng các loại chất tẩy rủa có độ pH không phù hợp để thụt rửa vào bên trong âm đạo gây viêm nhiễm và tổn thương vùng kín.
- Trong thời kì kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh mỗi 4 – 6 tiếng/lần, vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi thay băng, lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp, đảm bảo chất lượng.
- Phụ nữ trong thời gian mang thai có những thay đổi về nội tiết tố nên dễ bị viêm nhiễm nên cần chú ý chăm sóc vùng kín trong giai đoạn này.
- Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh vùng kín trước vào sau khi quan hệ, tránh các hành vi quan hệ thô bạo.

Trên đây là tuyệt chiêu vệ sinh vung kín đúng cách để chị em phòng tránh các bệnh phụ khoa phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu chị em nhận thấy những dấu hiệu trên cơ thể, chị em tuyệt đối không được chủ quan mà phải tới ngay phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám và phát hiện sớm bệnh.


Các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để chăm sóc sức khỏe phụ khoa cũng như sớm phát hiện ra các bệnh lý mà chị em khó nhận biết.